Đại học FPT Cần Thơ

Internet of Things (IoT): Ngành học kết nối vạn vật, kết nối ngành nghề

8 Tháng năm, 2021 Không có bình luận

Khi thế giới đang bước vào thời kỳ đỉnh cao của cuộc cách mạng 4.0, Internet of Things (IoT) đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hoá những điều vốn chỉ có trên màn ảnh như những thiết bị thông minh, ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh,…đồng thời mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những bạn trẻ đam mê công nghệ với mức lương khởi điểm lên đến 20 triệu đồng/tháng.


IoT – ngành học kết nối vạn vật, kết nối ngành nghề

Internet of Things (IoT) – Internet vạn vật hay Mạng lưới vạn vật kết nối được định nghĩa như hệ thống kết nối các thiết bị, công cụ, đồ vật, con vật,…bằng một định danh riêng để con người có thể giao tiếp, điều khiển, thu thập thông tin thông qua internet.

Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng internet. Một vật trong IoT có thể là một người sở hữu một trái tim được cấy ghép, một con ngựa với bộ chip sinh học hay một chiếc xe hơi tự điều khiển. Hiểu một cách đơn giản thì IoT là mạng lưới các thiết bị có thể kết nối với nhau thông qua mạng không dây, mạng viễn thông, Bluetooth,… Tất cả thiết bị và đồ vật có thể kết nối hài hoà với nhau để tạo nên một hệ thống thông minh, trong đó mọi suy nghĩ và hành động của con người đều có thể được ghi nhận và hiểu được.


IoT có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống như vận chuyển, logistic, hạ tầng xây dựng, nhà thông minh, nông nghiệp, trải nghiệm khách hàng,…

IoT hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong đa ngành, đa lĩnh vực. Phổ biến nhất là việc ứng dụng IoT vào việc quản lý các thiết bị cá nhân như smart watch hay smart home (nhà thông minh) giúp người dùng có thể hiểu hơn về hiện trạng sức khoẻ, điều khiển ngôi nhà của mình từ xa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, IoT còn cung cấp cho các doanh nghiệp các phương án làm việc hiệu quả thông qua tự động hoá trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, nông nghiệp,… Ở tầm vĩ mô hơn, IoT có thể được sử dụng để xây dựng một thành phố thông minh (smart city) như đèn đường thông minh, đồng hồ thông minh,…giúp điều tiết giao thông, tiết kiệm năng lượng, giải quyết các vấn đề về môi trường, xã hội,…


Dự báo về sự phát triển của IoT của Intel. Nguồn: intel.com

Với các ứng dụng thực tế và hiệu quả, IoT đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng. Theo khảo sát từ tạp chí Business Insider, đến năm 2026, ngành IoI sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hơn 3000 tỷ đô. Trang intel.com báo cáo rằng 70% số doanh nghiệp sẽ vận hành các mức xử lý dữ liệu khác nhau bằng IoT vào năm 2023. Tại Việt Nam, Chính Phủ cũng đang ưu tiên phát triển hệ thống IoT. Trong phát biểu tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Chiến lược của Việt Nam đến năm 2020 là về cơ bản mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT trước. Khi đó, Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt cho hạ tầng kết nối IoT”.

 


Ngành IoT được dự báo sẽ khát nguồn nhân lực chất lượng cao trong những năm tới

Là một ngành nghề khá mới, nhu cầu nhân lực IoT chất lượng cao trong những năm tới sẽ ngày càng gia tăng lên đến hàng triệu kỹ sư với mức lương được chi trả cao hơn so với những ngành khác. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt các nhân sự có chuyên môn cao về IoT khi nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào lĩnh vực này như VNPT, FPT, Mobifone, Vin Group, Viettel, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google,…

Tốt nghiệp ngành IoT, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí như:
–    Lập trình viên IoT
–    Chuyên viên phân tích dữ liệu và hệ thống IoT
–    Chuyên viên tư vấn mang
–    Kiến trúc sư lập trình dữ liệu IoT
–    Quản lý và triển khai dự án phát triển IoT
–    Chuyên viên điều khiển tự động
–    Kỹ sư phát triển giao diện người dùng
–    Chuyên viên bảo mật hệ thống IoT
–    Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng, kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT,…


Mức lương trung bình của ngành IoT thường cao hơn các ngành khác, rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng tại Việt Nam

Vì nhu cầu nhân lực cao nhưng luôn trong tình trạng khan hiếm nên mức lương trung bình của ngành IoT thường cao hơn so với các ngành khác. Tại Mỹ, mức lương trung bình của kỹ sư IoT rơi vào khoảng 110.000 USD/năm (theo khảo sát từ payscale.com). Trong khi đó tại Việt Nam, một kỹ sư phát triển hệ thống IoT là sẽ nhận được từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư có kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên 60 triệu đồng/tháng.
Theo học chuyên ngành IoT, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển hệ thống IoT, định hướng ứng dụng IoT trong đời sống, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu vè IoT và CNTT nói chung,…Đối với sinh viên đăng ký học chuyên ngành IoT tại Đại học FPT, bên cạnh chương trình học chất lượng cao, sinh viên còn được trải nghiệm hệ thống cơ sở vật chất xịn sò gồm phòng lab, phòng thực hành IoT,…cũng như tham gia các cuộc thi, workshop, seminar đến từ các chuyên gia đầu ngành. Với lợi thế 2 ngoại ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Nhật cùng cơ hội thực tập doanh nghiệp ngay từ năm 3, sinh viên chuyên ngành IoT được tham gia thực hiện các dự án thực tế tại doanh nghiệp, nhận được đánh giá cao và được giữ lại làm việc ngay khi tốt nghiệp. Chính vì thế, hơn 98% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương trung bình là 14,9 triệu đồng/tháng.


Hơn 98% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau tốt nghiệp với mức lương khởi điểm trung bình từ 14,9 triệu đồng/tháng

Với phương châm “Học đi đôi với hành”, Nhà trường luôn tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận và triển khai các dự án thực tế. Trong những năm qua, sinh viên Đại học FPT đã phát triển nhiều dự án sáng tạo về IoT như phần mềm giải phương trình toán học, Nhà thông minh, Hệ thống tưới cây tự động, Hệ thống chăm sóc sức khoẻ y tế,…Đáng chú ý là công trình “Phần mềm giải phương trình toán học” do Hoàng Văn Hiệp – sinh viên Đại học FPt đã từng giành Huy chương Bạc trong Triển lãm Quốc tế Sáng tạo Khoa học Công nghệ trẻ – IEYI 2015 tại Đài Loan.
Năm 2021, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên ngành Internet vạn vật (IoT) với 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2021 và xét tuyển học bạ THPT. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang web schoolrank.fpt.edu.vn, điền thông tin và nhận kết quả qua email.


Năm 2021, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên ngành IoT thuộc ngành CNTT với 2 phương thức xét tuyển

Phụ huynh và thí sinh quan tâm có thể liên hệ tư vấn tuyển sinh và nộp hồ sơ tại khu vực Cần Thơ số 600, Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. ĐT (0292) 730 3636; Website: www.cantho.fpt.edu.vn; Facebook: Đại học FPT Cần Thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *