Đại học FPT Cần Thơ

Khởi đầu chuyên ngành ở FPTU với 5 bước “tưởng khó mà dễ không tưởng”

24 Tháng ba, 2022 Không có bình luận

Việc học tại nhà mùa dịch cộng với khối lượng kiến thức chuyên ngành khác biệt so với khi còn học cấp 3 khiến nhiều bạn sinh viên lo sợ và không có định hướng khi bắt đầu vào kì chuyên ngành. Vậy làm sao để học thật tốt và “bứt phá” với đam mê của mình, hãy cùng đi tìm hiểu nhé!

 

1. Tích tiểu thành đại

 

Chuyên ngành là một khởi đầu đầy khó khăn với sự xuất hiện của khối lượng kiến thức khổng lồ, đòi hỏi sinh viên phải tích lũy và lắng đọng theo thời gian. Nếu vẫn giữ thói quen “ăn chơi nhảy múa” chán chê cho tới lúc sắp thi mới lôi bài vở ra ôn thì 80% thông tin bạn mới ôn tối hôm trước sẽ “không cánh mà bay” vào sáng hôm sau. Ngoài ra, việc “học vẹt” như vậy sẽ khiến các bạn hổng kiến thức nền, khi bắt đầu làm việc tại môi trường thực tế sẽ bị ngợp. Ngược lại nếu bạn đi chậm rãi, cố gắng từng ngày một thì nền tảng của bạn vững, cơ hội trong tương lai sẽ nhiều hơn. 

Và một trong những công cụ giúp bạn lắng đọng kiến thức chính là sơ đồ tư duy hay các kỹ thuật ghi nhớ, đọc nhanh… Ngồi trên lớp hãy chú ý nghe giảng, ghi lại keyword, sau mỗi buổi học hãy vẽ mind-map để nhớ thật lâu. Những công cụ đó sẽ giúp bạn mường tượng ra các vấn đề rõ ràng và sâu sắc hơn.

 

Hãy tích lũy và lắng đọng kiến thức mỗi ngày

 

2. Thay vì copy – patse hãy copy – write

 

Nếu như ở cấp ba bạn có các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút… thì trên đại học, đặc biệt là kì chuyên ngành có các bài tiểu luận, thậm chí còn có những yêu cầu khắt khe hơn. Luận văn cũng góp một phần không nhỏ trong bảng điểm của các bạn. Và có một lối tư duy mòn đó là cứ lên Google rồi tìm kiếm bất kì bài viết nào, càng dài càng tốt rồi copy – paste vào sẽ được điểm cao, thế nhưng bạn không biết rằng đó chính là một cách dại khờ nhất để bạn tự hủy đi tương lai của chính mình.

Thay vì thế bạn hãy cố gắng copy – write hay paraphase lại để vừa học hỏi được nhiều kiến thức mới vừa củng cố kiến thức cho bản thân mình. Bạn có thể tham khảo một số bước sau khi copy – write:

B1: Đọc tài liệu tham khảo (các báo, nghiên cứu nổi tiếng), highlight các ý hay trong đó.

B2: Tự viết lại, trình bày lại theo ý hiểu của bạn, có thể không “cao siêu” như tài liệu gốc nhưng điều quan trọng nhất đó là chất xám bạn bỏ ra.

B3: Lồng ghép thêm ý kiến, góc nhìn của riêng bạn.

 

Học cách chọn lọc thông tin và biến nó thành của riêng mình

 

3. Hãy chủ động hơn khi cần trợ giúp

Học đại học không còn là học thụ động, lên chuyên ngành bạn lại càng phải bỏ bớt tư duy đến lớp thầy cô giảng mới bắt đầu học như hồi cấp 3. Bạn cần chủ động hỏi các thầy cô về các thuật ngữ khó hoặc bạn chưa hiểu, vì đa số các giảng viên của FPTU đều đã từng làm việc tại các tập đoàn lớn và cũng vô cùng thân thiện với sinh viên nên kiến thức của thầy cô là không thiếu – chỉ là bạn có dám hỏi hay không.

Có mục tiêu rõ ràng
Tất cả mọi việc xung chúng ta đều cần mục tiêu rõ ràng để có thể đạt được kết quả tốt nhất, học tập cũng vậy. Bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng nếu bạn không thực sự biết mình muốn làm gì và sẽ làm gì để đạt được điều đó. Nếu bạn muốn được sinh viên giỏi bạn sẽ cần nỗ lực hơn nếu chỉ đơn giản là muốn qua môn, thâm chí là sinh viên xuất sắc hay Cóc vàng bạn sẽ cần mục tiêu rõ ràng hơn vậy nữa. Nếu như động lực giúp bạn tiến về phía trước thì mục tiêu giúp bạn đi đúng hướng. Giống khẩu súng vậy vậy, nếu như cứ bắn hoài mà không xác định được đích đến thì có cố gắng bao nhiêu cũng chỉ làm bạn tốn thời gian và sức lực.

 

Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có thêm động lực

4. Quản lí thời gian cá nhân hiệu quả

Mỗi ngày cuộc đời cho mỗi chúng ta 86.400 giây, nếu ai nắm bắt tốt thì nó sẽ giúp người ấy ngày thêm hoàn thiện, phát triển hơn. Nếu ai đánh mất hay bỏ phí nó thì sẽ không thể lấy lại, sẽ bị chìm vào vòng xoáy của sự lãng phí. Nếu bạn muốn trở thành một người lập trình giỏi thì bạn phải đầu tư thời gian nhiều cho học tập thay vì chơi, nếu muốn thành công mà bạn chỉ ngồi “ há miệng chờ sung” thì bạn sẽ chỉ ăn phải những quả đắng thôi. Và kết quả cuối cùng dành cho bạn đó chính là sự thua cuộc.

 

 

Trên đây là 5 tips giúp bạn không bị choáng ngợp khi bắt tay vào chuyên ngành, hãy cố gắng và luôn kiên trì nhé. Và liệu các bạn có bí quyết gì để khởi động kỳ học Chuyên ngành thật tốt không, cùng chia sẻ để học tập tiến bộ nhé!

 

Theo FPT Education    

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *