Một trong những câu hỏi được quan tâm khá nhiều từ các bạn chính là: Cách thức cộng điểm ưu tiên khu vực. Vậy nên, hãy cùng Đại học FPT tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Lịch thi THPTQG chính thức của Bộ Giáo Dục đã được công bố. Chắc chắn rằng các “sĩ tử” đã chuẩn bị cho mình thật kĩ lưỡng cả về kiến thức lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhiều bạn cũng không tránh khỏi những thắc mắc xoay quanh các vấn đề của kì thi cực kì quan trọng này. Một trong những câu hỏi được quan tâm khá nhiều từ các bạn chính là: Cách thức cộng điểm ưu tiên khu vực. Vậy nên, hãy cùng Đại học FPT tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Điểm ưu tiên khu vực là gì?
Điểm ưu tiên khu vực là mức điểm được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của thí sinh, điểm ưu tiên khu vực được coi là một sự ưu ái của nhà nước dành cho các thí sinh đến từ những vùng khó khăn, để thí sinh có thêm cơ hội tiếp tục học tập.
Đối tượng được cộng điểm ưu tiên khu vực
Thí sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc các vùng được công nhận sẽ được cộng điểm ưu tiên khu vực.
Cách cộng điểm ưu tiên khu vực
Mỗi khu vực sẽ có điểm cộng ưu tiên khác nhau. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018, khu vực được cộng điểm thi đại học là khu vực 1,2 và 2-NT.
● Khu vực 1 (KV1): Cộng ưu tiên 0,75 điểm
Khu vực 1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
● Khu vực 2 (KV2): Cộng ưu tiên 0,25 điểm
Khu vực 2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
● Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT): Cộng ưu tiên 0,5 điểm
Khu vực 2 nông thôn bao gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
Thời gian cộng điểm ưu tiên khu vực?
Điểm ưu tiên khu vực thường được cộng khi đã có điểm thi đại học chính thức để tiếp thêm cơ hội cho thí sinh ở các vùng khó khăn chưa đủ điểm tiếp tục con đường học vấn tại các trường đại học mơ ước.
Cách xét tuyển vào Trường Đại học FPT Cần Thơ
Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học FPT Cần Thơ có 2 phương thức xét tuyển chính gồm:
Phương thức xét điểm học bạ THPT
Trong năm 2023, Đại học FPT Cần Thơ đưa ra phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ THPT thuộc TOP40 Schoolrank. Đối với phương thức này, các bạn học sinh chỉ cần nhập điểm 9 môn trong học bạ của cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 vào trang web https://schoolrank.fpt.edu.vn/. Học sinh có điểm thuộc TOP40 Schoolrank sẽ đủ điều kiện để xét tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ.
Với phương thức này, các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều lợi ích như: giảm được áp lực thi cử, sớm được xét tuyển vào đại học và quá trình xét tuyển đơn giản.
Phương thức xét điểm THPT Quốc gia
Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm THPT Quốc gia, các bạn chỉ cần nhập điểm 6 môn thi vào công cụ tra cứu Schoolrank. Kết quả của các bạn thuộc TOP40 Schoolrank sẽ đủ điều kiện nhập học tại Đại học FPT Cần Thơ. Bảng xếp hạng sẽ dựa trên điểm thi của thí sinh toàn quốc trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023.
Sau khi có kết quả, các bạn học sinh sẽ nhận đạt TOP40 sẽ nhận được một đạt TOP40 trở lên sẽ nhận được 1 giấy chứng nhận cấp từ trường Đại học FPT qua email cá nhân mà bạn cung cấp trước đó. Mỗi giấy chứng nhận gửi về email của học sinh được kèm theo một mã hồ sơ.
Giấy chứng nhận TOP40 SchoolRank trở lên là 1 sẽ là một tấm vé để các bạn có thể xét tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ. Với hình thức xét tuyển bằng điểm THPT Quốc Gia, ngoài giấy chứng nhận TOP40 thì các bạn cần có điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm).
Để biết rõ hơn về thông tin tuyển sinh của Trường Đại học FPT Cần Thơ thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.