Không biết chọn ngành gì phải làm sao? Hãy để trường Đại học FPT Cần Thơ mách bạn cách chọn ngành khi không biết chọn ngành gì nhé!
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngành nghề chính là bản thân mình thật sự muốn học ngành gì. Vì có một số bạn đang không biết chọn ngành gì vì bản thân các bạn không biết mình thật sự muốn gì? Vì vậy các bạn nên xem xét thêm những yếu tố khác như khả năng, năng khiếu, nhu cầu thị trường,… Để có thêm cho mình sự lựa chọn. Sau đây sẽ là một số cách để các bạn có thể tham khảo nhé!
Không biết chọn ngành gì phải làm sao?
Khoảng thời gian cuối cấp 3 chắc hẳn các bạn học sinh đã có cho mình những lựa chọn ngành học cho tương lai, bên cạnh đó lại có những bạn không may mắn như thế khi bản thân các bạn ấy lại không biết chọn ngành gì phù hợp với chính bản thân mình. Dưới đây là nhữnh cách để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân của các bạn.
1. Làm các bài kiểm tra trắc nghiệm về tính cách
Những bài trắc nghiệm tính cách sẽ đào sâu vào hành vi, tâm lý, xu hướng giải quyết các vấn đề của từng người từ đó đưa ra kết luận về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, và gợi ý những nghề nghiệp hợp lý với từng loại tính cách đó cho những bạn không biết chọn ngành gì.
Những bài test được sử dụng phổ biến chính là MBTI, DISC, Holland, 16 PF Test. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những bài kiểm tra này ở Google cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
2. Gap year và trải nghiệm
Đối với những cô/cậu học sinh vừa rời khỏi ghế nhà trường, việc gap year sẽ là điều gì đó thật sự điên rồ và khó lòng chấp nhận. Nhưng bản chất thật sự của việc gap year chính là ngắm nhìn cuộc sống và nhìn nhận lại bản thân. Việc quan trọng nhất khi gap year chính là không lãng phí thời gian. Vậy trong thời gian đó ta nên làm gì? Câu trả lời là “trải nghiệm”.
Đối với hoạt động trong nước các bạn có thể tham gia vào các dự án phi lợi nhuận để được làm việc và tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau ví dụ như IT, Truyền Thông, Design, Giáo dục,… Đối với các bạn có điều kiện hơn ta có thể tham gia vào các trại hè trải nghiệm hay tình nguyện quốc tế tại nước ngoài. Các chương trình đó sẽ thường xuyên tuyển thành viên trong năm bạn có thể theo dõi tại các nhóm trên Facebook, Ivolunteer, YOUTH+, YBox, TopCV,….
Song hành cùng việc học thêm kiến thức mới các bạn hoàn toàn có thể học thêm các kỹ năng mềm như tiếng Anh, quản lý thời gian, quản lý tài chính cá nhân,….
3. Tham khảo ý kiến gia đình và thầy cô
Khi không biết chọn ngành gì, đừng quên rằng bên cạnh bạn còn có thầy cô và gia đình luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Họ luôn là những người đã theo dõi hành trình trưởng thành của bạn, từ đó sẽ có thể cùng bạn chỉ ra được ưu điểm cũng như là khuyết điểm của bản thân để chọn được ngành học phù hợp.
Hơn thế nữa, phụ huynh rất có thể có những mối quan hệ xã hội với những người có kỹ năng chuyên môn cao ở một số ngành nghề và từ các mối quan hệ đó họ sẽ là những người nâng đỡ và hướng dẫn bạn những ngày đầu trong công việc. Như ông cha ta có câu “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Vì vậy khi không biết chọn ngành gì thì đừng quên đến những vị “cao nhân” đó nhé!
4. Tham khảo xu hướng nghề nghiệp
Khi không biết chọn ngành gì? Đừng quên nghĩ đến những công việc đang khan hiếm nguồn nhân lực trên thị trường với mức lương tương đối. Việc tiếp theo cần làm là nghiên cứu các ngành nghề đó và liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để lựa chọn ra được ngành nghề mình có thể theo học trong tương lai.
Với cách lựa chọn này bạn nên theo sát nhu cầu thị trường và luôn luôn nâng cấp bản thân không ngừng, vì ngành hot khả năng cao sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và sự đào thải rất lớn.
5. Học những “ngành rộng”
Sẽ có những ngành học mang những kiến thức có độ phủ rộng cao cho các ngành học nhất định. Cách này sẽ giúp các bạn đang không biết chọn ngành gì hay còn đang mập mờ về các chuyên ngành có thể lựa chọn. Tại các ngành này bạn sẽ được học “mỗi thứ một ít” để bạn có cái nhìn bao quát về ngành sau đó hoàn toàn có thể học tiếp lên cao học hoặc theo học cách chương trình bên ngoài để mở rộng thêm kiến thức lẫn kỹ năng mà bạn muốn phát triển.
Một số chuyên ngành bạn nên tìm hiểu như: Ngôn ngữ, Quản trị Kinh doanh, IT, Kinh tế, Xã hội học,….
Trên là những cách cho các bạn đang băn khoăn không biết chọn ngành gì có thể tham khảo và có thêm lựa chọn ngành học trong tương lai. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được ngành ưng ý và sẽ thành công trên con đường học tập nhé.