Triển vọng nghề nghiệp


Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển khối ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn tăng mạnh theo từng năm. Nhu cầu nhân lực ở các ngành này vì thế cũng ngày một lớn, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở cấp bậc quản lý. 

Hậu Covid-19, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu phục hồi 8 - 9 triệu lượt khách quốc tế, 65 - 70 triệu lượt khách nội địa trong giai đoạn 2022 - 2023, cùng với đó là các hoạt động chuyển đổi số trong ngành du lịch - khách sạn để đến năm 2026, Việt Nam sẽ đón 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 85 triệu lượt khách du lịch nội địa. Trong tương lai gần, số lượng khách sạn sẽ nhiều gấp ba lần hiện tại. Cùng với đó, quản lý khách sạn trở thành một trong những công việc hứa hẹn nhiều cơ hội. Chính vì thế tiêu chuẩn chọn nhân lực của họ cũng vô cùng khắt khe, và để đáp ứng được nguồn lao động đảm bảo chất lượng cho các doanh nghiệp.

Trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, ngành du lịch - khách sạn Việt Nam sẽ mang đến khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm cho thị trường lao động, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp. Ngành Du lịch - khách sạn được dự báo sẽ cần thêm 40.000 lao động mỗi năm, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Mức thu nhập cho vị trí quản lý khách sạn quy mô vừa đạt 10 – 18 triệu/tháng và 40 triệu trở lên ở các khách sạn đạt chuẩn 5 sao. Trong tương lai gần, số lượng khách sạn sẽ nhiều gấp ba lần hiện tại. Cùng với đó, quản lý khách sạn trở thành một trong những công việc hứa hẹn nhiều cơ hội.

Tìm hiểu thêm về Quản trị Khách sạn tại đây.