Ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam: Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong kỷ nguyên số.

Với sự tăng trưởng của người dùng Internet và smartphone, thị trường trực tuyến đang là một kênh có tốc độ tăng trưởng cao tại Việt Nam. Việc mua sắm trực tuyến trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn bao giờ hết nhờ vào sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam như hiện nay và trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao đang trở nên vô cùng cấp bách. Thực tế, lượng nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam đào tạo ra không đủ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới.




Sự kết hợp giữa công nghệ và thương mại mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng



Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Theo Báo cáo Nghiên cứu từ Công ty Bain & Company, số lượng người tiêu dùng trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á đã tăng đến 2,8 lần, từ 90 triệu người năm 2015 đến 250 triệu người vào năm 2018. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng 6,5 lần đến 24,4 tỷ USD trong năm 2025 về mức độ chi tiêu trực tuyến, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Trong một thống kê từ Google, đến năm 2025, giá trị thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 25 tỷ đô, là một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.


 
Năm 2025, Việt Nam đạt gần 25 tỷ USD về mức độ chi tiêu trực tuyến

 

Đến năm 2025, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có mức tăng trưởng đạt 25 tỷ đô



Theo khảo sát, Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ nhân sự chuyên về thương mại điện tử cao nhất (chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát), kế đến là lĩnh vực giải trí 47%, lĩnh vực xây dựng có 23%,… Trong tương lai, nhu cầu này sẽ còn tăng lên khi Việt Nam đang là một quốc gia phát triển mạnh về công nghệ thông tin và nhu cầu sử dụng điện thoại, internet. Với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử trong tương lai, dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành sẽ tăng mạnh trong những năm tới, mở ra cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên mới tốt nghiệp như:

-    Chuyên viên kinh doanh trực tuyến: ứng dụng Thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến, tăng khả năng kinh doanh;
-     Chuyên viên marketing online: thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp cận khách hàng mục tiêu;
-    Chuyên viên tư vấn: Hoạch định chính sách phát triển hệ thống TMĐT, xây dựng và bảo trì các dự án Thương mại điện tử, chiến lược Quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử;
-    Chuyên viên Thương mại điện tử: xây dựng các hệ thống giao dịch TMĐT, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…);
-    Giám đốc thông tin (CIO), giám đốc E- Marketing;
-    Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
-    Giảng dạy đào tạo: Cán bộ giảng dạy nghiên cứu và ứng dụng Thương mại điện tử;
-    Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;
-    Khởi nghiệp doanh nhân: xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý tưởng thành hiện thực...

Với công việc trên, sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử có thể khẳng định năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận như:

-    Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch  tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại;
-    Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại;
-    Trường đại học, viên nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…




Ngành học tiềm năng với mức lương khởi điểm cao cho sinh viên vừa tốt nghiệp



Theo báo cáo thống kê từ trang Glassdoor, mức lương trung bình của ngành thương mại điện tử tại Mỹ là 58.724 USD/năm (tương đương khoảng 1,3 tỷ đồng/năm). Mức lương khởi điểm của sinh viên vừa tốt nghiệp là khoảng 39.000 USD/năm (hơn 800 triệu/năm). Tại Việt Nam, lương khởi điểm trong ngành thương mại điện tử là từ 6 - 8 triệu (khoảng 72 – 100 triệu/năm), ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với đa số các ngành nghề khác. Sau 2 năm, mức lương của một chuyên viên thương mại điện tử có thể đạt đến 15 – 20 triệu đồng/tháng tuỳ vào vị trí và năng lực.





Hiện nay, số người dùng Internet tại Việt Nam chiếm 66% dân số với 64% người dùng mạng xã hội, 72% người dùng smartphone, 24.247 website ứng dụng, 940 sàn giao dịch TMĐT đang hoạt động, hạ tầng viễn thông đang nâng cấp từ 3G lên 4G và tương lai là 5G. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành này. Các công ty thương mại điện tử lớn tại Việt Nam có xu hướng mở rộng quy mô với nhu cầu tuyển dụng cao. Cụ thể, Theo số liệu thống kê, số lượng nhân viên của Shopee tại các nước Đông Nam Á đã tăng đến 176% chỉ trong vòng 02 năm, điều này có nghĩa là trung bình mỗi ngày, Shopee lại tuyển thêm 03 nhân viên mới. Các doanh nghiệp thương mại điện tử khác như Tiki, Lazada, Chotot hay Thegioididong đều khát nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho công cuộc phát triển của mình.

Theo học ngành Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chung về nền kinh tế, hoạt động kinh doanh trên Internet, hiểu rõ kiến thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, khai báo hải quan, thanh toán,…cũng như các kiến thức về mạng máy tính, bảo mật và an ninh mạng, thông tin dữ liệu người dùng,…


 

Năm 2021, Trường Đại học FPT Cần Thơ mở chuyên ngành đào tạo Thương mại Điện tử



Năm 2021, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên ngành Thương mại Điện tử với 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2021 và xét tuyển học bạ THPT. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang web schoolrank.fpt.edu.vn, điền thông tin và nhận kết quả qua email.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Thương mại Điện tử thiết kế phù hợp với bối cảnh Việt Nam, sinh viên được trải nghiệm một môi trường học theo chuẩn quốc tế với giáo trình 100% tiếng Anh, phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị, các cuộc thi giúp sinh viên cọ xát thực tế, các khoá học trực tuyến từ các trường đại học danh giá trên thế giới, được trau dồi tiếng Anh và tiếng Trung, tham gia học kỳ thực tập doanh nghiệp (OJT) trong và ngoài nước. Những trải nghiệm thực tế chính là điểm cộng cực tốt cho sinh viên, giúp các bạn vừa có thêm hiểu biết chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc, vừa xác định được nhu cầu thị trường để định hướng phát triển bản thân trong tương lai.

 


Hơn 98% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp. Ảnh: Đại học FPT




Trường Đại học FPT tuyển sinh 14 chuyên ngành học: Kỹ thuật phần mềm, Bảo mật và An ninh mạng, Trí tuệ nhân tạo, Lập trình Ô tô, Thiết kế đồ hoạ thuộc ngành CNTT. Quản trị kinh doanh (Digital Marketing), Quản trị khách sạn, Kinh doanh quốc tế, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Truyền thông đa phương tiện, Thương mại Điện tử thuộc ngành QTKD. Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngành Ngôn ngữ Nhật và Ngành Ngôn ngữ Hàn tại Thành phố Cần Thơ.

Năm 2021, Đại học FPT tuyển sinh hệ đại học chính quy với 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2021 và xét tuyển học bạ THPT. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi THPT Quốc gia 2021 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang https://schoolrank.fpt.edu.vn/, điền thông tin và nhận kết quả qua email.


Phụ huynh và thí sinh quan tâm có thể liên hệ tư vấn tuyển sinh và nộp hồ sơ tại khu vực Cần Thơ số 600, Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. ĐT (0292) 730 3636; Website: www.cantho.fpt.edu.vn; Facebook: Đại học FPT Cần Thơ.



Pk.



Tin tức Liên quan